Home / KIẾN THỨC SEO / Onpage và 11 cần biết quan trọng cần biết

Onpage và 11 cần biết quan trọng cần biết

11 Điều cần biết trong OnPage

Do sự phát triển không ngừng của ngành SEO thì tính cạnh tranh và việc cập nhật thường xuyên các thuật toán cho công cụ tìm kiếm hiện nay đang trở nên hết sức khó khăn cho các SEOER. Vì thế trong bài viết này tôi sẽ tôi sẽ tập trung vào chiến lược SEO Google, bởi vì hiện nay Google đang là công cụ được tìm kiếm nhiều nhất trong và ngoài nước.

>> CÔNG DỤNG CỦA FIREBUG
>>PAGERANK LÀ GÌ ?

Onpage-seo
Onpage SEO

Với sự biến động khó lường của các bộ máy tìm kiếm,chắc hẳn các bạn sẽ có những câu hỏi khó giải đáp, và tôi sẽ đưa ra 11 lời khuyên hữu ích nhất trong OnPage trong năm 2014 và tương lai để các bạn có thể tham khảo và có thể tự trả lời cho những câu hỏi các bạn đang gặp khó.

Do sự phát triển không ngừng của ngành SEO thì tính cạnh tranh và việc cập nhật thường xuyên các thuật toán cho công cụ tìm kiếm hiện nay đang trở nên hết sức khó khăn cho các SEOER. Vì thế trong bài viết này tôi sẽ tôi sẽ tập trung vào chiến lược SEO Google, bởi vì hiện nay Google đang là công cụ được tìm kiếm nhiều nhất trong và ngoài nước.

Đầu tiên bạn nên tìm hiểu những điều cần biết về các thủ thuật SEO trên một số Website hoặc Blog. Từng Website đều có các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm khác nhau, nên bạn cần phải nắm bắt kiến thức SEO một cách cụ thể và trong quá trình bạn đọc tài liệu, tham khảo hay thực hành nó bạn sẽ thấy một điều rằng các cách thức mà bạn đang tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bạn không còn nhiều tác dụng nữa và phương pháp của bạn có thể dẫn đến những cảnh báo của Google. Chính vì thế, bạn cần phải bắt đầu tìm hiểu hơn về cơ chế hoạt động của Google, xây dựng chiến lược mới và làm thế nào để tối ưu theo chiến lược mình đã tạo dựng.

Với Google họ cập nhật một số thuật toán tìm kiếm của mình như Panda, Penguin và gần đây nhất là sự ra đời của Hummingbird. Do đó đây có thể là cơ hội tốt cho bạn, vì có rất nhiều Website trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google đã bị tụt giảm, nên đây chính là lúc để bạn có thể thâu tóm vị trí khi mà chiến lược SEO của bạn được thực hiện đúng cách hay nói cách khác là Google yêu thích cách tối ưu hóa Website kiểu như vậy. Chính vì vậy, tôi sẽ nói cho bạn 11 điều cần biết trong OnPage mà bạn nên nắm bắt và thực hiện để có thể tối ưu hóa website của mình tốt nhất và không bị ảnh hưởng bới các thủ thuật của Google và thậm chí là các thuật toán sẽ được update trong những năm tới.

Trong bài viết này do Google là trọng tâm chính nên tôi chỉ nói về OnPage. Có một điều mà tôi luôn tin rằng nếu nội dung của bạn có chất lượng tốt thì Backlink sẽ được tạo ra một cách tự nhiên, đúng như điều mà Google mong muốn.

1. Từ khóa: Tập trung vào chủ đề của nội dung bài viết ( KEYWORD )
Thông qua thời gian thuật toán Google có nhiều phiên bản được Update nhưng với một phiên bản Hummingbird chiếm trọng tâm thuật toán Google cụ thể như sau: Tập trung tất cả vào từ khóa, từ khóa trong các thẻ meta, keyword trong tựa đề bài viết, từ khóa phải trải dàn đều bài viết,… tất cả những điều này rất cần thiết nhưng cấn đề ở đây là Keyword, nội dung bài viết về chủ đề gì? Nội dung bài viết phải gồm nhiều từ khóa liên quan đến chủ đề.

Bạn nên kết hợp hai điều sau đây vì nó sẽ cung cấp cho bộ máy tìm kiếm rằng bài viết của bạn rất là liên quan đến các từ khóa chính là: nên có nhiều từ khóa có từ đồng nghĩa với từ khóa chính và tất cả các từ khóa có liên quan đến chủ đề. Đây chính là nỗ lực của Google trong những năm qua đã nghiên cứu xu hướng tìm kiếm và nhận dạng từ đồng nghĩa và khái niệm nhóm.

2. Chất lượng: Viết nội dung dài hơn và những điều có ý nghĩa ( Article Quality )

Cũng có thời gian khi mà tất cả các bài viết chỉ giới hạn tối thiểu ở mức 250 từ, làm một trong những cách sử dụng của các website để đứng trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm. Nhưng sau khi Google cập nhật thuật toán Panda thì việc sử dụng những bài viết ngắn đã trở nên lỗi thời. Cho nên các bạn không nên tiếp tục sản xuất thêm những bài viết ngắn trong website của bạn, nếu một số bài thì được nhưng nếu quá nhiều bài ngắn trong website của bạn sẽ là một trong những con mồi mà Panda ưa thích. Bởi vì khi Google Update thuật toán Panda thì có rất nhiều Website đã tụt vị trí trong bảng xếp hạng vì bài viết ngắn, đặc biệt là những Website của các Cty, các nội dung bài viết của họ thường không dài.

Một số trang Web khi nhận thức được điều đó họ liền có những bài viết có độ dài khoảng 1.500 từ và họ đã thành công khi bài viết của họ lên TOP Google, nếu bạn là người viết bài ngắn bạn nên kết hợp chúng lại để biến chúng thành một bài viết dài, nhưng vấn đề là bạn nên tối ưu nó để tạo ra một bài viết ý nghĩa. Khi bài viết của bạn được tối ưu một cách tốt nhất,lúc đó bạn không cần bận tâm đến số lường từ trong bài. Tôi sẽ chia sẽ cách của tôi để tạo ra được một bài viết dài là tạo ra các danh sách sau đó kết hợp các tính năng, lợi ích các điểm chung của chúng lại với nhau.

   3. Thu hút Traffic: Chỉ với nội dung mới, độc đáo ( Fresh Content )
Một trong những vấn đề trọng tâm của tiếp thị trực tuyến đó là làm thế nào để tăng lượng Traffic cho nội dung bài của bạn? Để thực hiện việc này bạn nên tập trung vào việc tạo ra nội dung mới, độc đáo, khiến cho người đọc cảm thấy tò mò và thích thú khi ghé qua trang web hay bài của bạn, hãy sử dụng tư duy của bạn đưa ra những chủ đề mới, những điều mà những người khác chưa đề cập đến. Việc này sẻ là cơ sở giúp tăng dối tượng khách hàng của bạn.

Có một cách rất hiệu quả giúp bạn tăng lượng Traffic rất nhanh đó là hãy tham gia các trang mạng xã hội như Google+,Facebook, hoặc tham gia một số phương tiện truyền thông xã hội khác. Viết một nội dung mới không chỉ giúp tăng lượng độc giả mà nó sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp tăng tần số thu nhập dữ liệu và chiều sâu cũa trang Web của bạn. Điều sẽ giúp trang Web của bạn nhất đó là những phản hồi của khách hàng sẽ giúp bạn chỉnh sữa và tạo ra thêm những ý tưởng mới hơn nữa cho Website của mình.

  4. Bounce Rate: Khách hàng tiềm năng trên Website của bạn

Nếu như Website của bạn có nội dung hay, ý nghĩa và bạn muốn khách hàng ở lại lâu hơn trong Website của bạn thì trước hết bạn hãy tạo ra nhiều bài viết có nội dung độc đáo và giá trị cho người truy cập để lôi cuốn họ ở lại lâu hơn. Đây là cách để bạn tăng thời gian tham gia của khách hàng trên Web của bạn, diey62 này có thể giảm tỷ lệ Bounce Rate và đó cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng để bộ máy tìm kiếm đánh giá thứ hạng của một Website.
Tăng thời gian Onsite không chỉ có nội dung văn bản tốt mà còn có thể được tới ưu bởi thiết kế Website, cách bố trí các nội dung,dàn trang một cách logic, hợp ý người dùng cũng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến rất nhiều về thời gian Onsite của người dùng.

   5. Quảng cáo:Quá nhiều quảng cáo có thể bị phạt ( Advertisements )

Bao nhiêu quảng cáo và bạn đặt quảng cáo tại nơi nào trong Website của bạn? Quảng cáo trên trang Website của bạn không phải là vần đề, nhưng nếu có quá nhiều quảng cáo trong một trang hay vị trí đặt không phù hợp có thể bị Google phạt đấy. Bạn phải thận trọng về việc đặt quảng cáo liên kết văn bản, nó phải phù hợp với nội dung. Đặc biệt lá bạn phải tánh việc tự động chèn Textlink quảng cáo.

   6. Thẻ tiêu đề và tiêu đề bài viết: Tạo ý nghĩa và thu hút sự chú ý ( Title and Header )

Các quy tắc để viết SEO trong việc tối ưu hóa thẻ tiêu đề và tiêu đề bài viết hiện tại vẫn không có sự thay đổi, nhưng có thể sẽ có sự thay đổi trong thuậ toán sủa Google về thẻ tiêu đề. Bạn vẫn tiếp tục với việc tối ưu hóa thẻ tiêu đề cho từ khóa hoặc nhiều từ khóa?
Trước hết bạn nên chọn từ khóa phù hợp mà bạn muốn sử dụng cho thẻ tiêu đề bài viết, xem xét để lựa chọn từ ngữ cho thể tiêu đề và tiêu đề bài viết, việc tối ưu cho nó để tạo ra một thẻ tiêu đề có ý nghĩa, thu hút sự chú ý là một trong những yếu tố then chốt cho cuộc chiến tranh khách hàng dựa trên mức độ tìm kiếm…

    7. Thẻ mô tả: Nên tập trung để tăng tỷ lệ nhấp chuột ( Description )

Mỗi trang trên Website của bạn phải có những mô tả khác nhau, trong quá trình tối ưu thẻ mô tả phải tránh trường hợp trùng lặp trong mô tả, việc nhồi nhét từ khóa trong thẻ mô tả có thể bị Google cảnh báo. Đối với thẻ mô tả thì việc tốt nhất bạn nên làm là hãy tập trung vào việc tối ưu sao cho phù hợp với truy vấn người dùng để có thể tăng tỷ lệ click.
Ngoài ra trong thẻ mô tả với 150 ký tự đó đê thu hút được tỷ lệ click cao, bạn không nên cắt xén nội dung thẻ miêu tả được lấy từ nội dung bài viết của bạn.

   8. Cấu trúc dữ liệu: Xây dựng kế hoạch trước khi thực hiện ( Structured Data Markup )

Bạn phải hiểu rằng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing lươn hiển thị các kết quả tìm kiếm trong các định dạng dữ liệu mà họ muốn, để cho khách hàng của họ được cung cấp những thông tin tốt và chính xác nhất về chủ đề mà họ tìm kiếm.
Bạn cần suy nghĩ, tính toán và đưa ra kế hoạch trước khi bạn thực hiện, bởi vì có những khả năng mà người truy cập không đến với trang Website của bạn, do cấu trúc dữ liệu trong Website của bạn không đủ điều kiện để người truy cập không nhận ra do kết quả tìm kiếm không hiển thị.

  9. Nhồi nhét từ khóa: Điều phải tránh ( Keyword Stuffing )

Về vấn đề nhồi nhét từ khóa đến nay nó như một bài học căn bản của các SEOER, tất cả chúng ta đều biết rất rõ một diều là nhồi nhét từ khóa thì sẽ bị phạt. Tuy nhiên đến nay thì Google cũng đã rất thông minh để có thể loại bỏ một số trường hợp mà từ khóa nó lặp di lặp lại nhiều lần mà nó không phạt. Ví dụ như những Website về quảng cáo sản phẩm,… Các từ khóa của nó có thể là theo các tên sản phẩm hay loại, kích thước… những Web này được Google hiểu và cho vào nhóm chung. Vì vậy, nhóm này sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình làm SEO của bạn.

Còn trong trường hợp là trang Web của bạn chỉ có tuổi đời dưới 2 năm thì bạn hãy coi chừng với vấn đề này, còn những Website cũ và có uy tín thì có thể sẽ được Google châm trước.

 10. Thẻ URL: Lựa chọn thẻ ( Page URLS )

Lựa chọn và tối ưu hóa URL cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Google đánh giá thứ hạng cùa Web, cách tốt nhất là bạn hãy tối ưu thẻ sao cho người dùng có thể đọc được nó. Một URL được tối ưu tốt có thể thu hút Traffic tốt hơn rất nhiều so với những URL không có ý nghĩa.
Nếu bạn di chuột qua một liên kết trang Web bất kì, bạn có thể thấy địa chỉ ở dưới cùng của trình duyệt. Nhưng nếu các URL có thể đọc được người truy cập sẽ hiểu được chủ đề trong liên kết đó và do đó liên kết đó có nhiều co8 hội nhận được click và tăng lưu lượng truy cập. Vì vậy, bạn hãy chắc rằng CMS của bạn có một tính năng để tạo ra địa chỉ tương tự như tiêu đề cho bài viết đó, nếu CMS của bạn không có tính năng này thì tốt nhất là bạn nên đổi CMS khác để bạn có thể tạo URL như ý bạn mong muốn.

 11. Tốc độ tải trang: Yếu tố quan trọng để giảm tỷ lệ Bounce Rate ( Page Load Speed )

Tính kiên nhẫn của người dùng chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều và đó là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ Bounce Rate. Mặc dù có những tuyên bố rằng tốc độ của trang Web không ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thứ hạng trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.
Hãy nhớ rằng nếu các trang Web của bạn có tốc độ tải rất chậm so với những trang khác thì người dùng sẽ không ngần ngại thoát trang của bạn mà cập nhật đến các trang khác, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ Bounce Rate. Google cho biết, họ rất đề cao yếu tố thời gian Onsite của một Website. Vi vậy. tỷ lệ Bounce Rate của bạn nên được hạ thấp xuống, hãy cố gắng thiết kế trang Web có tốc độ tải nhanh hơn để đem đến những thuận tiện cho người truy cập.

NGUỒN : https://daotaoseohp.com/

Rate this post
banner-daotaoseohp-1

Check Also

fattori-seo-a-livello-di-backlink

Các Link cần trỏ trong 1 bài viết Onpage

1 link trỏ về chính nó! Ví dụ: Sofa karaoke giá rẻ thủ đức => ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.